Chào mừng bạn đến với phụ tùng HP
phutunghp.vn
Đặt hàng nhanh
0963753373

Bảo dưỡng nồi tay ga

Bảo dưỡng nồi tay ga

 

Nồi xe tay ga là gì?

Bộ nồi xe tay ga là một hệ truyền động đai đóng vai trò truyền tải mô men quay từ động cơ về bánh sau, làm cho bánh sau quay và xe chạy được. Bộ nồi cũng đóng vai trò cắt mô men đó, giúp bạn có thể dừng xe một cách dễ dàng khi kết hợp với phanh xe.

Toàn bộ các xe tay ga đều sử dụng bộ nồi có nguyên lý cơ bản là giống nhau, sử dụng truyền động dây curoa kết hợp với các má puly trước và sau biến thiên vô cấp theo tốc độ động cơ.

Cấu tạo nồi xe tay ga

Bộ nồi xe tay ga gồm những gì? 

Cấu tạo bộ nồi xe tay ga gồm có nồi trước, nồi sau và dây curoa kết nối giữa hai phần. Cụ thể chi tiết cấu tạo các phần như sau:

Nồi trước được cấu tạo từ 2 má puly, một má tĩnh và một má động. Má tĩnh gắn cứng với trục động cơ, má động biến thiên dịch chuyển theo tốc độ động cơ với sự hỗ trợ của bộ ni nồi.

Nồi sau xe ga có puly bị động được kéo trực tiếp bởi dây curoa, kết hợp bới bố 3 càng và chuông nồi. Đây là cặp chi tiết truyền động dựa trên lực quán tính ly tâm và lực ma sát. Chuông nồi gắn với bánh xe thông qua bộ bánh răng láp.

Dây curoa xe tay ga được cấu tạo vật liệu từ cao su, sợi vải chống giãn, sợi thép đàn hồi. Đây là chi tiết kết nối và truyền mô men giữa nồi trước và nồi sau.

Khi nào thì nên bảo dưỡng nồi xe tay ga?

Xe tay ga sau khi đi 7.000 – 8.000 km thì sẽ không còn êm, bốc như trước, những hiện tượng ì máy hao xăng, rung đầu khi lên ga bắt đầu xuất hiện và gây khó chịu cho người lái. Vì vậy bạn nên kiểm tra nồi xe tay ga sau 8.000 km để biết được tình trạng của dây curoa, bố 3 càng, bi nồi, chuông nồi…, đồng thời vệ sinh hoặc thay mới những chi tiết nếu cần thiết.

Nồi xe tay ga bị kêu ở dây curoa: Tiếng kêu phát ra ở phía nồi với tiêng kêu pạch pạch liên hồi khi lên ga thì đó là tiếng vỗ của dây curoa, thông thường dây curoa rão thì có thể sẽ có tiếng này. Tiếng kêu “kít kít kít” liên hồi ở tốc độ 20-30km/h phát ra ở phía nồi, đây là dấu hiệu dây curoa mòn cạnh, thậm chí 1 vài sợi thép và thò ra và cọ vào má puly. Có thể bạn cần thay dây curoa mới nếu muốn hết tiếng kêu này.

Nồi xe tay ga bị kêu ở bi nồi: Khi lên ga bạn thấy xe cứ gầm lên mà chưa thấy đi ngay, đó có thể là dấu hiệu của bi nồi mòn, bi nồi quá nhẹ hoặc quá nặng. Bạn cần thay bi nồi mới nếu muốn xe chạy mượt hơn và hết tiếng này.

Nồi xe tay ga bị kêu ở kẹp trượt nồi trước: Khi kẹp trượt lỏng thì tiếng cạch cạch hoặc keng keng liên hồi phát tra ở tốc độ không tải, hoặc tốc độ thấp 10km/h. Nguyên nhân là bộ kẹp trượt bị lỏng, chúng dao động va đập và sinh ra tiếng kêu. Có thể xử lý bằng cách đệm vào cho chặt hoặc thay mới.

Nồi xe tay ga bị kêu ở con trượt puly sau: Khi bộ 3 con trượt mòn hoặc là lỗ của chúng bị mòn rộng ra, khi đó nồi sẽ phát ra tiếng kêu cạch cạch vài tiếng khi bạn lên ga, tiếng này có thể sẽ dễ bị nhầm với tiếng của bộ bánh răng láp. Bạn sẽ cần thay bộ 3 con trượt này sớm để tránh kẹt puly hoặc hỏng các chi tiết khác.

Nồi xe tay ga bị hú là do búa côn xe của bạn bị trượt trên bề mặt chuông côn khi bạn lên ga ở tốc độ thấp dưới 10km/h. Biểu hiện là tiếng hú phát ra liên hồi thành tiếng to dạng “rô rô rô” , “ro ro ro” hoặc “u u u” kèm theo chút rung giật, thậm chí là rung giật mạnh.

Một số xe bị hú do sử dụng dây curoa 2 mặt răng, loại dây curoa này có khả năng vận hành tốt, tuy nhiên chúng sẽ dễ dàng phát ra tiếng gió hú, tuy nhiên tiếng này không quá lớn.

Xe bị hú láp, tiếng hú “o o…” kéo dài như tiếng gió hoặc tiếng sáo, thường bị hú to ở tốc độ khoảng 40km/h, một số xe bị hú rất to ở tốc độ 50-70km/h. Đây là tiếng hú phát ra từ bộ bánh răng số, còn gọi là bánh răng láp. Tiếng hú này thường rất khó sửa, ngay cả khi bạn thay cả bộ bánh răng láp mới cũng chỉ giảm chứ chưa chắc hết tiếng hú. 

Làm nồi xe tay ga khi nồi bị hao mòn kém đi

Làm nồi xe tay ga là làm lại sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng nhằm phục hồi hiệu suất truyền tải mô men của bộ nồi, thường là làm lại hoặc thay thế các chi tiết hao mòn nhanh trong bộ côn.

Làm nồi xe ga cụ thể các phần như sau:

  • Thay bi nồi xe tay ga: Đây là cụm chi tiết hao mòn nhanh nhất trong nộ nồi xe ga, chúng có thể bị mòn méo hoặc mòn tròn đều. Thông thường các bộ bi sẽ mòn khi chạy được khoảng 15.000km trở lên.
  • Thay dây curoa: Đây là bộ phận cần thay thế định kỳ để đảm bảo khả năng truyền động của xe. Theo khuyến cáo Honda thì cần thay thế định kỳ 24.000km/lần. Hãng Piaggio khuyến cáo 12.000km/lần.
  • Làm lại hoặc thay bố 3 càng: là cụm chi tiết có mức độ hao mòn khá cao trong bộ côn, làm việc trong điều kiện chịu áp lực và ma sát lớn. Bố 3 càng cần được làm lại hoặc thay mới khi bị trơ quá hoặc mòn quá.
  • Làm lại hoặc thay chuông nồi: Chuông nồi thường được đánh giá mức độ hao mòn cùng với bố 3 càng, chuông nồi có bề mặt làm việc mòn theo thời gian bởi chịu ma sát với bố 3 càng khi vận hành.
  • Thay cặp puly nồi trước: Với vật liệu là nhôm nhẹ, cặp puly trước cũng có thể bị mòn hoặc hỏng ở phần trong. Đây cũng là bộ phận cần xem xét khi xe chạy được trên 30.000km.
  • Việc thay bộ nồi mới cho xe tay ga đối với trước đây thì có giá khá cao, thế nên người xưa thường muốn giữ lại các linh kiện cũ với suy nghĩ là nó zin, không muốn thay. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi bộ nồi mới là hoàn toàn được lắp ráp đúng chuẩn sẽ có hiệu quả truyền lực cao hơn rất nhiều. Tuổi thọ của chúng cũng cao hơn hẳn bộ nồi dán lại và nhất là việc tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng.
    - Do giá cả các món phụ tùng không đồng nhất, nên giá sẽ khác nhau theo từng dòng xe, giá làm full nồi xe tay ga Honda phổ thông như Lead, Vision, Airblade, PCX, Vario, Click, SH, Janus, Grande, Nouvo, Mio, Piagio,  khoảng từ 1,5 triệu - 2,5 triệu đồng. Vì vậy để nắm rõ giá làm nồi xe tay ga thì bạn nên đến HP để các anh thợ chuyên nghiệp tư vấn kỹ càng hơn cho bạn.