Bao tay xe máy chạy đến khi nào thì cần phải thay thế?
Bao tay xe máy là bộ phận ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác lái xe của anh em, tuy nhiên thời gian vừa qua thì mình dường như đã hoàn toàn bỏ quên bộ phận quan trọng này khi chưa có một bài viết nào đề cập đến vấn đề khi nào cần thay thế bao tay. Trong ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho anh em tuổi thọ và thời điểm thay thế bao tay!
Bao tay xe máy chạy đến khi nào thì cần phải thay thế?
Bao tay xe máy được sản xuất với ba chất liệu chính là: gel (keo), nhôm và cao su. Trong đó, chúng ta có thể thấy cao su chính là chất liệu thường xuyên thấy nhất khi có giá thành sản xuất thấp nhưng lại sở hữu tuổi thọ bền bỉ gần bằng bao tay nhôm còn độ bám tay khi trời mưa thì tương đương với bao tay gel. Vậy nên bao tay cao su mới thường xuyên xuất hiện trên các mẫu xe phổ thông và bao tay phụ tùng.
Các hãng chuyên về bao tay hay thương hiệu đồ chơi lớn như: Ariete, Daytona, Yoshimura,... Đều chọn bao tay cao su làm sản phẩm chủ lực để tiếp cận người tiêu dùng với giá thành rẻ và hiệu năng không làm người sử dụng thất vọng.
Nếu đã sử dụng bao tay zin theo xe, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tay của anh em sẽ đem đến vô vàn cảm giác khó chịu như là: chai tay vì quá cứng, quá xóc dẫn tới ê mỏi tay, trơn trượt khó giữ được tay ga khi di chuyển dưới mưa,...
Trong đó cảm giác trơn trượt khi đi dưới mưa chính là nỗi ức chế nhất khi vẫn ráng dùng bao tay cũ, vì anh em rất dễ bị trượt tay và cần phải dùng rất nhiều lực để di chuyển cổ tay trong mỗi lần tăng hoặc giảm ga. Đây chính là dấu hiệu dễ dàng để nhận biết thời điểm cần phải thay bao tay đã tới để cải thiện cảm giác lái xe và còn tăng độ an toàn trong quá trình sử dụng xe.
Nếu như không muốn tình trạng này tiếp tục tái diễn, anh em có thể thay thế bao tay hoặc tìm đến những mẫu bao tay phụ tùng do các thương hiệu nổi tiếng sản xuất để cải thiện cảm giác lái. Khi chúng có thể thỏa mãn và đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng, đồng thời khắc phục các nhược điểm trên bao tay nguyên bản.
Bao tay chia ra rất nhiều loại, với những đặc tính khác nhau tùy theo kiểu dáng và cách lựa chọn chúng đã được mình giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Bao tay cũng giống như vỏ xe, cao su sẽ rất dễ bị xuống cấp trong thời gian dài. Đó là lý do dù anh em có thể rất ít chạy xe và chỉ dừng một chỗ nhưng bao tay vẫn bị cứng sau khoảng thời gian 2 năm. Lúc dừng đổ hoặc dựng xe một chỗ thì anh em nên tìm những nơi thoáng mát có mái che.
Vì bao tay trung bình dù có tuổi thọ khoảng 10.000 km, tuy nhiên tuổi thọ này sẽ rất dễ bị rút ngắn gấp đôi nếu như anh em thường xuyên dừng đổ ở những nơi không có mái che. Lúc này cao su trong bao tay sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết dẫn tới hiện tượng phù, giãn ra, mau mòn và không còn bám tốt vào tay lái như ban đầu nữa.