Chào mừng bạn đến với phụ tùng HP
phutunghp.vn
Đặt hàng nhanh
0963753373

Bugi và các vấn đề cần lưu ý

Bugi và các vấn đề cần lưu ý

Bugi xe máy là bộ phận rất quen thuộc và quan trọng hàng đầu trên xe máy. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là phát sinh được ra tia lửa điện giữa hai điện cực  để châm cháy hỗn hợp xăng không khí bên trong buồng đốt từ đó  quyết định xe có thể khởi động cũng như vận hành ổn định hay không. 

Bugi và các vấn đề cần lưu ý

1. Bugi xe máy là gì

  • Bugi xe máy là bộ phận cung cấp tia hồ quang điện để đốt cháy hỗn hợp khí (gồm nhiên liệu - không khí) đã được nén ở áp suất cao. Tia lửa điện của bugi phải đủ mạnh và phát điện đúng lúc để đốt cháy nhiên liệu triệt để, giúp động cơ hoạt động. Ngoài ra, nhờ vào bugi mà người dùng có thể kiểm tra các lỗi hỏng liên quan tới động cơ xe máy.
  • Bugi xe máy là một chi tiết rất quan trọng, không thể thiếu hay bị hư hỏng ở bất kỳ xe máy nào, kể cả xe tay ga hoặc xe số. Bugi thường được nhà sản xuất đặt ở gầm xe hoặc một số khác để ở giữa 2 yếm trước của xe.

2. Cấu tạo của bugi xe máy

Thông thường bugi xe máy được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là: điện cực, vỏ cách điện và dung tích khoảng trống.

  • Điện cực bugi : Điện cực (còn có tên gọi khác là điện cực trung tâm, điện cực dương) là nơi tia lửa điện được tạo ra. Chính vì thế, các nhà sản xuất bugi thường sử dụng các vật liệu cơ học có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt để giúp tia lửa điện hoạt động tốt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Trong đó, lõi điện cực được làm từ đồng, phần đầu cực (nơi phóng tia lửa điện) được làm từ hợp kim niken, crom hoặc mangan.
  • Vỏ cách điện bugi : Bộ phận vỏ cách điện bugi được làm từ oxit nhôm, đảm bảo dòng điện cao áp không bị rò rỉ ra bên ngoài. Đồng thời, vỏ cách điện phải đạt yêu cầu về độ bền cơ học, khả năng chịu nhiệt và áp suất nén. Ngoài ra, các nhà sản xuất bugi còn tạo ra các nếp nhăn sóng trên thân vỏ cách điện ở phía đầu tiếp xúc với bugi. Từ đó, ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ bộ phận đầu bugi xuống phần kim loại.
  • Dung tích khoảng trống : Dung tích khoảng trống thực chất là khoảng không gian giữa hai điện cực. Nếu khoảng không càng lớn thì khả năng tản nhiệt càng kém và ngược lại. Cho nên bugi được chia thành hai loại chính là: bugi nóng và bugi lạnh.
  • Bugi nóng: Khả năng tản nhiệt chậm và bị nóng nhanh chóng. Bugi nóng được ứng dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc độ động cơ thấp. Ngoài ra, dòng bugi này cũng được sử dụng cho các loại xe chạy quãng đường ngắn hoặc có tải nhẹ.
  • Bugi lạnh: Khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội. Bugi lạnh sử dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc độ động cơ cao đặc biệt là các dòng xe chạy với tốc độ lớn, quãng đường dài và có tải nặng.

3. Bugi xe máy có tác dụng gì

  • Tác dụng chính của bugi xe máy là tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí - xăng ở trong động cơ từ chế hòa khí được nạp vào buồng đốt. Tuy nhiên, tác dụng quan trọng nhất của bugi vẫn là phát tia lửa điện giữa hai điện cực (bao gồm cực trung tâm và cực bên nối mát).
  • Hỗn hợp không khí - xăng cháy nổ ở trong buồng đốt làm nhiệt độ tăng đột ngột lên tới 2.500 độ C cùng áp suất nén 50kg/cm2. Do đó, bugi xe máy là bộ phận luôn phải hoạt động trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy mà cấu tạo của bugi cần có độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt để tia lửa điện luôn ổn định và mạnh nhất.

4. Cách kiểm tra bugi xe máy bị hỏng

  • Xe nhả nhiều khói đen : Khi người dùng phát hiện pô xả nhiều khói đen, cần kiểm tra bugi ngay lập tức và nếu bugi có màu đen, bị khô thì chứng tỏ bugi đã bị lỗi. Tỷ lệ nhiên liệu nhiều hơn so với tỷ lệ không khí ở trong buồng đốt hoặc bộ phận bướm gió bị kẹt là nguyên nhân gây ra hiện tượng xe nhả nhiều khói đen. Người dùng có thể khắc phục sự cố này bằng việc thay bugi mới và điều chỉnh lại tỷ lệ nhiên liệu và gió ở trong buồng đốt.
  • Xe khó nổ hoặc có mùi khét khi vận hành : Khi không khởi động được xe máy nhưng có khói màu xanh nhả ra ở pô xe, người dùng nên kiểm tra bugi nhanh chóng. Đây là dấu hiệu cho thấy dầu đã lọt vào trong xi lanh và bị đốt, tạo thành muội bám ở bugi cản trở quá trình đánh lửa và khiến bugi hỏng. Chủ phương tiện có thể xử lý bằng cách kiểm tra bộ phận xéc măng và van để hạn chế tình trạng dầu lọt vào trong xi lanh.
  • Bugi có màu trắng : Trong một số trường hợp, bugi bị hỏng thường có màu trắng. Nguyên nhân là do hệ thống làm mát động cơ bị hỏng, động cơ nóng gây ảnh hưởng đến bugi. Để hạn chế sự cố này, người sử dụng cần kiểm tra và sửa chữa bộ phận làm mát.
  • Bugi bị mòn cực tâm : Bugi có các khoảng nhiệt không phù hợp, thời gian đánh lửa sớm hoặc không đủ lượng dầu bôi trơn,... là nguyên nhân khiến sẽ bugi bị mòn cực tâm. Người dùng cần thay bugi mới và kiểm tra bộ phận chế hòa khí, dầu trong động cơ cũng như bộ phận làm mát để tránh tình trạng này xảy ra.
  • Xe hay chết máy, khởi động có mùi khét : Hiện tượng khởi động xe có mùi khét hoặc chết máy thường xuất phát từ nguyên nhân khoảng đánh lửa của bugi quá lớn. Bugi sử dụng trong một thời gian dài không được kiểm tra và thay mới sẽ làm khoảng cách đánh lửa dài ra, khiến động cơ yếu dần vì phải cung cấp quá nhiều điện cho quá trình đánh lửa. Cách xử lý sự cố này là thay mới bugi.
  • Bugi đen và ướt: dầu lọt vào xilanh và bị đốt cháy rồi sinh ra muội bám vào bugi. Trong trường hợp, xe xuất hiện khói xanh được xả ra ở bô và có mùi khét có nghĩa động cơ đang cần sửa hoặc thay mới.

Bugi xe máy là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống đánh lửa của các loại xe máy hiện nay. Tuy nhiên việc sửa chữa và kiểm tra các lỗi hỏng hóc của bugi vốn không đơn giản và khó xử lý tại nhà, người dùng phải mang đến trung tâm bảo hành, cơ sở sửa chữa.

5. Cách bảo dưỡng Bugi xe máy hiệu quả 

  • Thông thường, mỗi khi xe vận hành được khoảng 2000km, chúng ta nên kiểm tra tình trạng Bugi xe máy để xe luôn hoạt động tốt. Chúng ta có thể kiểm tra bằng mắt thường thông qua màu sắc của Bugi.
  • Nên thay mới định kì Bugi, thông thường 8.000 - 10.000 km để đảm bảo bugi luôn đủ tiêu chuẩn vận hành.
  • Bên cạnh đó, có thể thực hiện kiểm tra bằng cách tháo Bugi ra khỏi xe. Trước hết, dựng chống xe, vệ sinh khu vực xung quanh Bugi, rút nắp dây cao áp khỏi Bugi. Dùng tròng tháo Bugi ra, ngâm phần đánh lửa vào xăng, làm sạch bụi bẩn, ngâm lại vào xăng lần nữa để bảo đảm sạch sẽ rồi để khô. Vệ sinh nhẹ nhàng để tránh việc làm vỡ sứ cách điện. 
  • Khi thay mới Bugi cần lựa chọn chính xác mã Bugi để đảm bảo xe hoạt động ổn định và độ bền cao.

Tại cửa hàng phụ tùng HP kiểm tra bugi và thay mới định kì luôn được nhắc nhở khách hàng. Nếu không mai xe chết máy dọc đường chúng tôi có dịch vụ cứu hộ tận nơi qua hotline 0963.75.33.73