Chào mừng bạn đến với phụ tùng HP
phutunghp.vn
Đặt hàng nhanh
0963753373

Chén cổ và những điều có thể bạn chưa biết.

Chén cổ và những điều có thể bạn chưa biết.
Chén cổ và những điều có thể bạn chưa biết.
Chén cổ - So sánh bi đũa với bi tròn, có nên thay bi đũa cho xe nhỏ không, tại sao xe nhỏ không xài bi đũa?
 
Anh em chạy xe thường hay để ý các thứ như nhớt, nước mát, dầu thắng... Nhưng vẫn có những thứ khá nhỏ mà lại đóng vai trò liên quan đến sự an toàn của anh em, điển hình như “chén cổ”.
Thực tế hiện nay, và ngay cả khách của tiệm mình đôi lúc chạy xe mà không hề hay biết xe đang bị “chén cổ”. Vì họ không để ý tới và đôi lúc có những khái niệm sai lệch nghĩ rằng chén cổ là bộ phận không thể hư. Thực tế, chén cổ sẽ là bộ phận dễ dàng xuống cấp nhất.
Tại sao lại vậy? Cái nào xài nhiều thì mau xuống cấp, đó là chuyện chắc chắn. Nói chi đến việc chén cổ chịu áp lực di chuyển hằng ngày, hấp thụ bị động một phần lực dư ra của phuộc khi xe qua ổ gà, đường xấu.
Hiện tượng của việc xe bị chén cổ là như thế nào?
Khi xe bị chén cổ, cảm giác lái của người chạy xe ngay lập tức khác, khi rẽ xe sẽ có cảm giác như bị sượng lại và nặng cổ lái.
Vậy các loại chén cổ phổ biến trên xe máy hiện nay có mấy loại, nên sử dụng loại nào cho xe nhỏ, xe phổ thông? Lưu ý anh em, ở đây chỉ là lập trường, logic cá nhân, anh em có quan điểm nào thì cứ cmt nhá. Ok, gét gô!
Đầu tiên, chúng ta có 2 loại chén cổ phổ biến hiện nay là BI TRÒN và BI ĐŨA. Vậy thì xe nhỏ, xe phổ thông nên xài loại nào? Và tại sao lại vậy?
Thường thì những xe dung tích xy-lanh nhỏ dùng để di chuyển hằng ngày và góp mặt trong đời sống của ae khá nhiều người ta gọi là xe phổ thông như Wave, NVX, Vario, Winner, Exciter,... tất cả đều được hãng trang bị bi tròn chứ không phải bi đũa. Bi đũa thì thường gặp ở những xe PKL, Adventure,... Không phải ngẫu nhiên mà vậy, kỹ sư làm ra những xe đó đều có mục đích thiết kế riêng.
Trong quá trình hoạt động, bi tròn sẽ có xu hướng ít tạo ra tiếng động hơn khi lăn tròn trên bề mặt chén bi, đương nhiên rồi vì nó hình tròn chỉ tiếp xúc đơn điểm trên bề mặt chén bi. Phần êm ái đó giúp lưu thông đường phố dễ dàng, khi bẻ tay lái cũng nhẹ nhàng hơn. Nhưng ở chén cổ, chảng ba hấp thụ lực dọc trục nên khi di chuyển lâu ngày sẽ gặp tình trạng bi bị biến dạng hoặc chén bi bị lún, từ đó sẽ sinh ra hiện tượng khi qua ổ gà bị kêu “cụp” hoặc bẻ lái sẽ bị sượng.
Bi đũa thì sẽ khác, như đã nói ở trên, chén cổ, chảng ba sẽ phải hấp thụ bị động một lực dọc trục. Bi đũa chịu lực dọc trục tốt hơn nên việc thiết kế cho xe nặng, xe PKL, xe đi địa hình là điều dễ hiểu. Nhưng sử dụng chén cổ bi đũa sẽ làm cảm giác lái nặng hơn và sau 1 quá trình hoạt động, bi đũa sẽ bắt đầu phát ra tiếng kêu vì dính cát, đất, nước làm khô mỡ. Bi đũa ma sát đa điểm chứ không chuyển động tròn. Chưa nói đến việc muốn lắp bi đũa cho xe nhỏ còn phải mài, chế, đục, khoét gây rủi ro an toàn và còn hư hại cả ống sườn và chảng ba muốn về lại zin cũng hơi cực.
Vậy xe nhỏ nên xài loại nào?
Xe nhỏ như thiết kế trong hãng ra thì nên sử dụng bi tròn. Trước mắt là để như zin, không chế cháo, hư thì thay mới. Trừ những nhu cầu di chuyển đặc biệt. Chén cổ zin hãng đa số là bi rời. Honda Winner cũng hay bị sượng chén cổ thì giải pháp bên mình là chén cổ SKF. Điều đặc biệt của chén SKF là dãy bi được đặt sẵn vào 1 vòng mỡ thể rắn (solid oil), từ đó có thể tăng độ bền. Shop không nhận làm chén cổ bi đũa, thành thật mà nói chưa dám mài, đục, khoét, chế vì không có kinh nghiệm. Nên thôi cứ chén cổ SKF làm tới cho ae vượt chướng ngại vật nhé =)))).
Cre: BambooRacingShop