Chào mừng bạn đến với phụ tùng HP
phutunghp.vn
Đặt hàng nhanh
0963753373

Những chi tiết cần bảo dường đúng định kỳ trên xe máy

Bảo dưỡng xe máy định kỳ là là quá trình kiểm tra, chăm sóc và thay thế các chi tiết hư hỏng, trục trặc của xe theo chu kỳ đều đặn được hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Qua đó, giúp đảm bảo an toàn, trơn tru khi vận hành cũng như tăng tuổi thọ sử dụng của xe máy. 

Tuy nhiên, nếu không trang bị kiến thức về bảo dưỡng xe cũng như giá phụ tùng, người tiêu dùng rất dễ bị thợ sửa xe “moi tiền” hoặc “hét giá”. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho người dùng bảo dưỡng xe máy gồm những gì và các mốc thời gian cụ thể cần mang đi đi kiểm tra, bảo dưỡng.

Dầu nhớt: Sau 1.500km nhớt khoáng và nhớt bán tổng hợp –  3.000km đối với nhớt tổng hợp

Theo thời gian hoạt động và cường độ hoạt động của động cơ, dầu nhớt trong xe mất độ bôi trơn, Thời điểm thay dầu nhớt tốt nhất cần được xem xét dựa trên xe mới hay cũ, sử dụng thường xuyên hay thỉnh thoảng, tốc độ chạy xe nhanh hay chậm, môi trường lưu thông có mượt mà hay không, chất lượng của nhớt xe có tốt không…

Nhìn chung, do điều kiện môi trường tại Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, ô nhiễm không khí nên các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng phải thay nhớt cho xe sau mỗi 1.500 – 3.000 km sử dụng. Ngoài ra, khi lái xe trên những đoạn đường ngập nước, người dùng cũng nên thay nhớt mới để tránh trường hợp nước vào máy gây phá hủy động cơ

Để xe được thay nhớt với chất lượng tốt nhất, bạn nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn được hãng xe đề nghị. Hiện nay trên thị trường có 3 loại dầu nhớt chính là: dầu nhớt tổng hợp (100% Synthetic-oil), dầu bán tổng hợp ( Semi-synthetic oil) và dầu khoáng (Mineral oil). Tuỳ vào loại xe bạn đang sử dụng để lựa chọn dầu nhớt thích hợp.

Thay dầu thắng, bố thắng, vệ sinh heo dầu : Sau 15.000 – 20.000 km

Bố thắng ( má phanh ) là bộ phận giúp xe giảm tốc độ trong những tình huống cấp bách khi lưu thông trên đường. Vì thế, má phanh thường có khuynh hướng mòn dần theo thời gian, hoặc có những loại bố sẽ bị chai cứng

Má phanh mòn hoặc chai là một trong những nguyên nhân gây cong vênh đĩa thắng, ăn mòn đĩa thắng. Nếu không thay thế kịp thời, bạn có thể thay mới luôn cả đĩa thắng, vừa ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe vừa tăng chi phí thay đổi bộ phận.

Cốt trượt trên heo thắng theo thời gian các phốt chắn bụi bị bể, làm cát và nước dính vào trục gây rỉ sét bó heo rất nguy hiểm ( gập nhiều nhất trên các heo thắng sau )

Bên cạnh đó, dầu thắng có thể bị nhiễm tạp chất hoặc cạn kiệt trong quá trình hoạt động, dẫn tới thắng xe giảm ma sát, cứng và giật hơn. Trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi lưu thông. Do đó, tốt nhất là bạn nên kiểm tra, sửa chữa, thay mới sau mỗi 15.000 – 20.000 km sử dụn hoặc khi có hiện tượng lạ như có tiếng kiêu bất thường, hoặc dắt xe bị nặng

Bugi: Sau 10.000 km

Bugi nằm trong hệ thống đánh lửa, đảm nhận vai trò đốt cháy nhiên liệu và thúc đẩy công suất hoạt động mạnh mẽ cho xe. Thông thường, sau mỗi 10.000 km sử dụng, đầu bugi sẽ phát sinh tình trạng hao mòn, dẫn tới động cơ hụt hơi, khó khởi động và hao xăng hơn. Chính vì thế, bugi rất cần được bảo dưỡng thường xuyên. 

Tuy nhiên, chỉ vệ sinh bugi thôi là chưa đủ, bạn cũng nên kiểm tra và thay bugi mỗi 10.000 km/lần để đảm bảo xe vận hành tốt, giảm thiểu những vấn đề như tiêu hao nhiều nhiên liệu, xe chết máy và tăng tốc kém.

Lọc gió: Sau 10.000 km

Nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.

Nước làm mát: Sau 10.000 km

Hầu hết xe >150 hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nước làm mát là một hỗn hợp bao gồm nước và chất chống đông nằm ở bộ phận tản nhiệt của xe. Vai trò của chúng là hạn chế quá nhiệt động cơ trong thời tiết nóng bức. Bởi nếu mất nước quá nhiều, xe dễ bị nóng máy và có nguy cơ vỡ lốc, phát sinh nhiều vấn đề lớn. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

Vỏ xe: 6 tháng/lần hoặc 15.000 - 25.000km

Một chi tiết bạn không thể bỏ qua khi bảo dưỡng xe máy định kỳ đó là phần vỏ. Bộ phận này ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe. Nếu bạn đang lái xe trên đường mà bị lủng vỏ hoặc đi trong mưa mà vỏ mất độ bám đường, bạn có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. 

Vì vậy, trong quá trình sử dụng xe, nên kiểm tra xe thường xuyên, thay vỏ xe khi cần thiết. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi sử dụng xe máy, tốt nhất bạn nên bảo dưỡng vỏ xe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt nhất.

Hệ thống phun xăng điện tử (FI) 

Dòng xe FI thông minh do đó cấu tạo của nó cũng phức tạp hơn so với những dòng xe số sử dụng chế hòa khí, quá trình bảo dưỡng cũng phức tạp hơn. Để gia tăng tuổi thọ và tiết kiệm nhiên liệu ngoài việc thay dầu máy và dầu láp bạn cũng nên bảo dưỡng toàn bộ hệ thống FI và làm sạch buồng đốt xe máy. Như chúng ta biết chất lượng xăng tại Việt Nam không thực sự đảm bảo vẫn còn lẫn khá nhiều tạp chất do đó việc vệ sinh kim buồng đốt là vô cùng cần thiết để loại bỏ những cặn bẩn tạp chất đọng lại tại bình chứa nhiên liệu.

- Với những chiếc xe FI người dùng cần chú ý vệ sinh làm sạch lọc gió và lọc xăng khi xe đi được khoảng 5-10.000km. Sau khoảng 20.000 km nên thay bộ lọc xăng mới. Bảo dưỡng tốt lọc gió và lọc xăng chính là chìa khóa vàng giúp xe tăng tuổi thọ

Một trong những nguyên nhân khiến kim phun bị bẩn là nhiên liệu không đạt chuẩn. Chất lượng xăng không đảm bảo, có thể bị pha các thành phần dầu nặng, do đó không cháy hết, lâu ngày gây muộn bám.

- Vệ sinh kim phun xăng điện tử: Ưu điểm của dòng xe FI sử dụng công nghệ phun xăng điện tử giúp gia tốc mạnh mẽ và tiết kiệm xăng. Kim phun xăng đóng vai trò quan trọng khi bảo dưỡng hệ thống, phun xăng điện tử xe sẽ được kết nối với một hệ thống máy tính với các phần mềm chuyên dụng giúp tra cứu, phát hiện sớm các lỗi có thể xảy ra.