Chào mừng bạn đến với phụ tùng HP
phutunghp.vn
Đặt hàng nhanh
0963753373

Nồi xe Winner và hư hỏng thường gặp

Nồi xe Winner và hư hỏng thường gặp

Động cơ của Honda Winner được nhập khẩu nguyên cục từ Indonesia. Khối động cơ rất tốt, được Honda đầu tư kỹ lưỡng, bài bản. Chủ xe có thể yên tâm cày cuốc nhiều chục ngàn cây số mới phải nghĩ đến chuyện bảo dưỡng, đại tu cục máy.​

Một trong những hạng mục phải đại tu đầu tiên của cục máy có lẽ phải kể đến bộ nồi, hay còn gọi là bộ côn – ambraya – bộ ly hợp. Khi chiếc xe bị lỳ, đuối máy, tăng tốc chậm, máy nhanh nóng, sang số sượng... đó chính là những dấu hiệu cho thấy bộ nồi đã có vấn đề.

Nồi xe Winner và hư hỏng thường gặp

  • Bố nồi ( lá côn) Winner sonic thường bị cháy bố nồi, cong vênh các lá bố lá thép, mòn ty côn, chai các lá bố… sau một thời gian sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cá phương án khắc phục nhé.
  • Nồi côn là bộ phận trung gian, có nhiệm vụ truyền moment xoắn từ trục khuỷu đến trục chủ động của hộp số. Nồi côn có một tính năng cơ bản là đóng – cắt chuyển động, vì vậy người ta mới gọi nó là bộ ly hợp. Nếu biết sử dụng đúng cách, tuổi thọ của bộ nồi có thể đạt tới trên 50.000km. Còn trong trường hợp các bạn mới tập chơi xe côn tay, hay rà côn, hoặc ép côn quá tải khi leo đèo dốc, lội đường ngập nước thì bộ côn sẽ bị tàn phá rất nhanh.​
  • Có thể thấy Winner là dòng xe được Honda làm nguyên bộ nồi khá giống với nồi độ. Bố nồi xe Winner cũng có đế khá hẹp, đi cùng với đó lò xo nồi thì lại cứng như một lò xo độ, vì vậy rất dễ dẫn tới tình trạng cháy nồi đối với người chạy xe có thói quen ép côn.

1. Dấu hiệu bộ nồi Winner sonic bị hư hỏng

Khi bạn gặp các trường hợp này thì bạn nên kiểm tra lại bộ nồi Winner sonic của mình:

  • Xe tay côn Winner sonic của bạn tăng tốc không còn được mượt và nhanh như lúc bạn mới mua
  • Động cơ xe của bạn sẽ vận hành một cách ì ạch, nhanh nóng máy, tiếng pô nghe lớn hơn bình thường.
  • Xuất hiện nhiều tiếng động lạ trong động cơ của xe.
  • Sang số sượng, côn không cắt... 
  • Thay nhớt ra có dấu hiệu cặn bã bất thường.
  • Một mẹo đơn giản để kiểm tra ở số 4 xe di chuyển vận tốc tầm 30Km/h sau đó tăng ga, nếu nồi trượt sẽ phát ra tiếng rẹt rẹt, xe không tăng tốc tức thì được.

2. Vì sao bố nồi Winner sonic dễ bị cháy ?

  • Bố nồi Winner sonic có đế nồi thấp nhưng có nhiều lá nồi mỏng, trong khi đó 4 lò xo nồi lại khá nặng nên lực nén đè lên các lá nồi sẽ nhiều hơn, điều này khiến ma sát sẽ cao hơn gây nên tình trạng rất dễ bị cháy bố nồi.
  • Một nguyên nhân nữa khiến việc Honda Winner sonic dễ bị cháy nồi nồi là việc sử dụng nhớt không đảm bảo. Có thể nói việc sử dụng nhớt loãng sẽ khiến cho nhớt thấm nhanh vào các lá nồi phía trong khi vận hành, điều này giúp nuôi nồi tốt hơn.
  • Hư hỏng gián tiếp do các bộ phận liên quan như ty côn lún, bạc đạn ép nồi bị rơ, lò xo nồi mất độ đàn hồi...
  • Hư hỏng do nhớt bị nhiễm nước do lòn nước động cơ hoặc thủy kích.

3. Sữa chữa và nâng cấp nồi winner sonic :

Đối với đa số KH sẽ chọn giải pháp sữa chữa phục hồi cho bộ nồi, một bộ phận anh em lại thích nâng cấp bộ nồi mạnh mẽ hơn.

  • Cấp độ 1 : thông thường thay lại lá bố + lò xo, xử lý chà láng 2 mặt nhôm để sử dụng tiếp. Chi phí thấp tầm 1 triệu.
  • Cấp độ 2 : thay mới cả cụm nồi chính hãng. Phương án này chi phí từ 2.5 triệu.
  • Cấp độ 3 : Thay lá bố + lò xo + lá sắt của hãng thứ 3 như STB, FCCi, Redleo, Light, Uma, TDR... canh chỉnh phù hợp tăng thêm độ bắt và cảm giác mạnh mẽ của bộ nồi. Chi phí tầm 1tr5. Đa số KH chọn phương án này.
  • Cấp độ 4 : Nâng cấp nồi 5 lò xo Uma, Light, CTR... hoặc cao cấp hơn là các loại nồi chống trượt của CBR hoặc khác... Chi phí tầm 3tr đổ lên. thường cấu hình này sẽ đi cùng gói nâng cấp động cơ.

Ngoài ra cần kiểm tra các bộ phận liên quan như ty côn, ruồi ép ty côn, bạc đạn nồi winner sonic...

Tại  cửa hàng phụ tùng HP có cung cấp cả 4 gói dịch vụ này. KH liên hệ để được tư vấn và sữa chữa.